Subscribe Us

header ads

Doanh nghiệp Công giáo: Những thách đố cần vượt qua!

Doanh nghiệp Công giáo: Những thách đố cần vượt qua!


Kể từ ngày đất nước mở cửa về kinh tế, xóa bỏ nền kinh tế tập trung bao cấp, nhiều người Công giáo với ơn Chúa và sự nhạy bén với thương trường đã trở nên những "doanh nhân", trong nền "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" và họ phải đối diện với nhiều thách đố.​

Giới doanh nhân Công giáo TGP Sài Gòn



Thách đố từ nền kinh tế "phi thị trường"
Ngày 23/1/2024 vừa qua, trong lúc Bộ Thương mại Hoa Kỳ đang trong quá trình đánh giá lại nền kinh tế Việt Nam, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ đã kêu gọi chính phủ Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước có nền "kinh tế phi thị trường".

Như vậy, kể từ khi gia nhập WTO (2006), Việt Nam vẫn chưa được Mỹ công nhận là nước có "nền kinh tế thị trường" và theo các chuyên gia, dù có được Mỹ xem xét lại, thì với nền "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" Việt Nam sẽ khó được công nhận là nước có "nền kinh tế thị trường" vì không đạt được những tiêu chuẩn được đưa ra.

Trong thực tế, nền kinh tế Việt Nam hiện nay vẫn là nền kinh tế "thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa", trong đó, nhà nước nắm vai trò chủ đạo.

Cần biết rằng, nền kinh tế thị trường là nền kinh tế tự do, không bị chi phối bởi ý thức hệ hay bất kỳ đảng phái chính trị nào. Bao lâu, nên kinh tế còn chưa được quản trị bằng một hệ thống chính trị với tam quyền phân lập thì bấy lâu sẽ không có nền kinh tế tự do đúng nghĩa và rủi do đối với các doanh nghiệp là rất lớn, vì họ đã không có được những hành lang pháp lý bảo vệ.
Ảnh: dorzeczy.pl


Thách đố từ đức tin Công giáo​
Đối với các doanh nhân Công giáo, ngoài những thách đố đến từ môi trường kinh doanh không mấy thuận lợi, đầy rủi ro như trên, họ còn phải "kinh doanh dưới ánh sáng của đức tin", nghĩa là: họ phải thực hành đạo trong kinh doanh, bởi vì, "kinh doanh, buôn bán cũng có thể là ơn gọi đến từ Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa trao phó trái đất cho con người “canh tác và giữ gìn”.

Vì thế, trong công việc, dù là việc gì, nếu họ hành động theo ý Chúa, dùng tài năng và tài sản của mình để phục vụ cho lợi ích chung, thì khi đó, họ không chỉ cộng tác vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa mà còn trở nên chứng tá của Người. (Docat #163)

Vì "kinh doanh cũng là một ơn gọi", nên Giáo hội luôn "khuyến khích mọi giáo dân tích cực tham gia vào các hoạt động kinh tế để đưa tới sự tiến bộ về kinh tế, cải thiện sản xuất, phân phối của cải vật chất, nhờ đó, mà con người có thể được hưởng ít ra một sự sung túc tương đối và không còn sợ hãi cảnh đói nghèo." (Docat #162)
Ảnh: pathwayplanit.com


Đồng thời, để giúp các giáo dân trong môi trường kinh doanh không đi xa đường lối đức tin, Giáo hội không chỉ "phê phán các nền kinh tế chỉ coi trọng lợi nhuận mà quên đi phẩm giá con người", mà còn "nghiêm cấm các Kitô hữu tham gia hay làm chủ các doanh nghiệp tàn phá môi trường, vi phạm nhân quyền, như: bóc lột sức lao động của công nhân, trả lương công nhân quá thấp không đủ sống, buộc người công nhân phải làm việc trong điều kiện nguy gây hại cho sức khỏe hay sử dụng lao động trẻ em…" (Docat #321).
Kết luận​
Kinh doanh cũng có thể là ơn gọi từ Thiên Chúa, nên Giáo hội luôn khuyến khích các giáo dân làm kinh tế tư nhân. Điều quan trọng là, khi tham gia kinh doanh, các doanh nhân phải thực hiện theo thánh ý Chúa, hành động một cách ngay chính và nhân ái, dùng tài năng và tài sản của mình để phục vụ công ích.

Đây là một thách đố không dễ vượt qua trong nền kinh tế phi thị trường hiện nay.


Nguồn: phailamgi.com

Đăng nhận xét

0 Nhận xét