Subscribe Us

header ads

Luật sư Công Giáo: Tư vấn v/v thừa kế tài sản của ông bà khi không có di chúc

Luật sư Công Giáo tư vấn luật miễn phí



Luật sư Công Giáo tư vấn về Quyền thừa kế tài sản...

Hỏi: Gia đình tôi sinh sống trên một mảnh đất đứng tên bà cố tôi. Trên mảnh đất này có hai ngôi nhà, một là ngôi nhà do cố tôi ở, một là ngôi nhà do ông nội tôi xây năm 1984 (cố và các cô chú anh em của ông nội đồng ý cho ông nội môt mảnh đất trên khu đất này). Sau ông nội tôi mất, trao lại cho ba tôi gia đình tôi sống từ trước đến nay (khoảng hơn 20 năm). Do cố tôi cũng lớn tuổi nên ba tôi quyết định không làm sổ đỏ riêng để giúp cố đóng những khoản thuế và các khoản liên quan khác. Cố tôi có tất cả 7 người con nhưng đều lấy vợ, lấy chồng nên đã chuyển hộ khẩu. Trong hộ khẩu chỉ còn cố tôi và gia đình tôi (ba, mẹ, tôi và hai em tôi). Năm 2011, cố tôi mất. Lúc này, chú út của ba tôi (người con trai út của cố tôi, và đã chuyển hộ khẩu đi đã lâu...) quay về và đòi quyền sử dụng mảnh đất này. Luật sư cho tôi hỏi: 1) Người chú của ba tôi có quyền sử dụng mảnh đất này không? 2) Ba tôi có quyền sử dụng mảnh đất này không? 3) Gia đình tôi muốn làm sổ đỏ cho mảnh đất mà trước kia trao cho ông nội tôi (mảnh đất gia đình tôi đang ở) có được quyền tự làm hay cần xin ý kiến các cô chú của ba tôi? 

Luật sư Công Giáo trả lời:

Vấn đề thứ nhất, người chú của ba bạn có quyền sử dụng mảnh đất không ?

Trường hợp thứ nhất, cụ cố của bạn có để lại di chúc, thì phần tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc mà cụ cố bạn để lại nếu di chúc đó hợp pháp.

Trường hợp thứ hai, cụ cố bạn không để lại di chúc, thì căn cứ vào Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005:

"1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: 
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; 
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại".

Như vậy, theo quy định trên thì chú của bố bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên sẽ có quyền hưởng di sản thừa kế mà cụ cố bạn để lại.

Vấn đề thứ hai, ba bạn có quyền sử dụng mảnh đất này hay không ?

Ba bạn có thể được sử dụng mảnh đất nếu cụ cố bạn để lại di chúc và trong di chúc có nêu rõ rằng bố bạn được quyền sử dụng mảnh đất trên.

Nếu chia theo pháp luật thì ba bạn cũng có quyền được hưởng vì ba bạn thuộc hàng thứa kế
Vấn đề thứ ba, gia đình bạn muốn là sổ đỏ cho mảnh đất mà trước kia trao cho ông nội bạn (mảnh đất gia đình tôi đang ở) có được quyền tự làm hay cần xin ý kiến các cô chú của ba bạn không ?

Theo như bạn nói, mảnh đất mà ông nội bạn để lại cho bố bạn đã sử dụng ổn định khoảng hơn hai mưa năm và là đất không có tranh chấp.Theo đó, căn cứ vào Điều 100 Luật đất đai 2013 có quy định thì để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Gia đình bạn sử dụng đất ổn định trước ngày 15/10/1993
2. Được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp
3. Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với địa phương bạn

Như vậy, nếu gia đình bạn đáp ứng được điều kiện trên đây thìgia đình bạn nên liên hệ với UBND cấp quận, huyện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không cần xin ý kiến các cô chú của ba bạn.

Luật sư Trần Minh Hùng

VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)

Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)

5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)

68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM


Luật sư Công Giáo Trần Minh Hùng (Vpls Gia Đình)


Đăng nhận xét

0 Nhận xét